Hướng dẫn thi công sân cầu lông tại nhà, đơn giản mà an toàn

huong-dan-thi-cong-san-cau-long-tai-nha-don-gian-ma-an-toan

Môn thể thao cầu lông hiện đang được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào công việc, môi trường sống nên không phải ai cũng có đủ thời gian để đến những sân chơi chuyên nghiệp. Chính vì lẽ đó, họ có ý tưởng tự thi công sân cầu lông tại nhà, vậy làm sao để sân chơi đạt tiêu chuẩn vừa tiện lợi, dễ sử dụng mà không sợ trơn trượt, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình hoạt động, cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Hướng dẫn thi công sân cầu lông tại nhà

Để có được một mặt sân cầu lông hoàn thiện, có độ bền cao, đảm bảo được an toàn cho người chơi thì cần phải được xây dựng theo đúng quy trình thi công sân cầu lông. Dưới đây là các bước để có được sân cầu lông hoàn thiện:

huong-dan-thi-cong-san-cau-long-tai-nha-don-gian-ma-an-toan

1.1 Xác định kích thước sân cầu lông

Đây là khâu rất quan trọng và bạn cần phải thực hiện chuẩn kích thức để có được hệ thống vạch tiêu chuẩn đúng quy định, vừa đẹp mắt vừa dễ hoạt động, cụ thể:

Chiều dài sân cầu lông chuẩn thường là 13.4m, có phần lưới nằm chính giữa chia sân thành 2 phần bằng nhau. Chiều rộng sân phụ thuộc vào hình thức chơi, nếu chơi đơn là 5.2m còn chơi đôi là 6.1m

Vạch giao cầu dai 76cm so với đường biên ở mỗi cuối sân, khoảng cách các vạch giao cầu ngắn tới lưới 1.98m, chiều dài vách vuông gó là 3.88m

Bài tham khảo: đại lý sơn epoxy tại tphcm

1.2 Thi công sơn sân cầu lông

Để quá trình chơi được an toàn tuyệt đối, quá trình thi công sơn cầu lông phải đầy đủ các bước như

– Chuẩn bị bề mặt thi công: Vệ sinh bề mặt sạch sẽ và cố gắng mài cho phẳng những vị trí gồ ghề, lồi lõm, vị trí có lỗ thủng, nứt cần phải vít kín để tạo cho ra một bề mặt bằng phẳng nhất.

Trong trường hợp xấu nhất là sân nhà bạn có chất lượng không tốt, có cả một mảng lỗi lóm lớn đang sụt lún thì phải dùng các vật liệu để khắc phục tối đa tình hình.

Nói tóm lại, bạn cần phải tạo ra một mặt phẳng hoàn hảo nhất, đủ độ nhám không có bụi để chuẩn bị tốt nhất cho bước sơn tiếp theo.

– Sơn lớp sơn chống chấm: Lớp sơn này có khả năng chịu nước và bám chắc chắn lên bề mặt của sân. Có thể sơn 1 lớp hoặc 2 lớp, tùy thuộc vào điều kiện sân

– Sơn lớp sơn lót: Lớp sơn lót có nhiệm vụ liên hết giữa lớp sơn chống thấm và lớp sơn bề mặt

– Sơn lớp đệm: Có tác dụng giúp mặt sân có sự đàn hồi giúp cho người chơi cảm thấy êm ái, giảm chấn thương và những va chạm không may

– Sơn lớp phủ cuối cùng: Lớp sơn này tiếp xúc trực tiếp với người chơi, đòi hỏi phải thực hiện cẩn thận để tạo được độ dày nhất định, đồng đều giúp bề mặt có tính ma sát cao.

1.3 Kẻ line

Việc này cần phải lấy điểm sao cho chính xác và tỷ mỉ, sử dụng sơn hoặc băng dính để vạch các đường thẳng, đều đặn trên bề mặt sao cho không bị dính sơn.

Lưu ý: Nên sơn sân cầu lông bằng sơn epoxy sàn cao cấp để đảm bảo chất lượng bền đẹp theo thời gian. Hoặc nếu không thể tự làm được, bạn có thể tìm đến các đơn vị chuyên thi công sơn epoxy sân cầu lông uy tín để được hỗ trợ.

Như vậy là bạn đã hoàn thành một sân chơi cầu lông đơn giản, đạt tiêu chuẩn ngay tại nhà rồi đó. Hy vọng rằng, bài viết thực sự có ý nghĩa giúp bạn nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *