Sơn nền epoxy có công dụng giúp bảo vệ cho nền bê tông khi chịu tác động, va đập trong quá trình sản xuất. Bởi nền bê tông tạo độ nhám và dễ thấm nước, độ bền thấp, thường phát sinh bụi bẩn và dễ hư hỏng khi có hoạt động nặng trên sàn. Để khắc phục nhược điểm trên thì cần có biện pháp thi công hợp lý và sơn epoxy cho nền bê tông chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Để hoàn thiện nền epoxy với tính thẩm mỹ và độ bền cao thì phải tiến hành xử lý bề mặt sàn và sơn phủ 3 lớp sơn: lớp sơn lót, lớp sơn giữa và lớp sơn hoàn thiện. Cùng tìm hiểu công dụng của các lớp sơn khi thi công sơn sàn epoxy!
Sơn nền Epoxy là gì?
Sơn Epoxy hệ lăn là một trong những dạng sơn Epoxy 2 thành phần được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sơn Epoxy hệ lăn được sử dụng rộng rãi, tạo tính thẩm mỹ và bảo hộ nền nhà xi măng cho nền nhà xưởng, kho bãi, sàn tầng hầm, trạm xăng dầu, sàn công nghiệp vừa và nặng, cầu thang…
Sơn epoxy hệ lăn ngày nay được ứng dụng trong thi công các sàn công nghiệp vì nó mang lại những ưu điểm như sau:
- Kháng hóa chất và cơ học rất tốt
- Chi phí rẻ hơn
- Có thể phủ tiếp các lớp nhựa Epoxy sau 24 giờ.
- Thi công nhanh.
- Khả năng chịu va đập, mài mòn tuyệt vời
- Kết dính tốt với bề mặt bê tông.
- Kháng nước và dầu tốt.
- Không độc hại trong quá trình thi công cũng như sử dụng
Thi công sơn nền Epoxy cần mấy lớp?
Thi công sơn epoxy là một quá trình đòi hỏi tính kỹ thuật cao, nếu không chú ý rất dễ xảy ra các sự cố. Đây là điều mà bất kỳ nhà thầu nào cũng đều không muốn. Hiểu được tác dụng của các lớp sơn khi thi công sơn epoxy sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các sự cố và tận dụng tối đa hiệu quả sản phẩm sơn sàn công nghiệp.
Lớp sơn lót Epoxy là lớp sơn đầu tiên được phủ lên bề mặt sàn
Lớp sơn lót là sơn epoxy hai thành phần, trong suốt không màu, được thực hiện bằng phương pháp lăn rulo có tác dụng thâm nhập và thẩm thấu vào bê tông giúp tăng cứng bề mặt và tạo kết nối trung gian cho lớp sơn phủ epoxy với sàn bê tông nhà xưởng. Lớp sơn lót cần được thẩm thấu đều trên bề mặt sàn để đảm bảo độ liên kết.
Lớp sơn giữa được thực hiện sau khi kiểm tra lớp sơn lót khô cứng và đạt yêu.
Sơn epoxy lớp giữa được thi công bằng rulo, cọ quét hay dao gạt tùy vào sản phẩm sơn epoxy sử dụng, đây là lớp sơn đệm trước khi hoàn thiện có tác dụng thâm nhập bề mặt sàn, tạo màu lớp 1, lấp các mao mạch, khuyết tật của sàn bê tông, tạo lớp đệm trước khi hoàn thiện.
Lớp sơn hoàn thiện là lớp sơn sàn epoxy hoàn thiện giúp tạo thẩm mỹ và độ bóng cho mặt sàn.
Sẽ được thực hiện sau khi kiểm tra sơn epoxy lớp thứ nhất đạt yêu cầu và bề mặt sàn đã được xử lý bả vá các khuyết tật. Lớp phủ hoàn thiện được thi công bằng rulo và cọ quét để hoàn thiện bề mặt sàn.
Hướng dẫn thi công sơn Epoxy tiêu chuẩn 3 lớp
Bước 1: Mài sàn, làm sạch bề mặt nên bê tông
Tạo nhám bề mặt sàn thi công tạo nhám bằng máy mài sàn công nghiệp, việc tạo nhám sẽ giúp lớp sơn lót liên kết và bám dính tốt với sàn và lớp sơn phủ Epoxy, đồng thời loại bỏ các dị vật tồn tại trên sàn bê tông.
Bước 2: Thi công 1 lớp sơn lót
Với lớp sơn lót trong suốt đóng vai trò là lớp sơn liên kết giữa bề mặt sàn bê tông và sơn epoxy. Công đoạn này sử dụng rulo lăn hoặc súng phun sơn phủ đều lên bề mặt nền, sàn. Chờ khô khoảng 4 giờ.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ Epoxy thứ nhất
Sử dụng rulo lăn đều tay khu vực cần sơn. Công đoạn này có thể sử dụng rulo lăn hoặc súng phun sơn tùy thuộc vào bề mặt, điều kiện của sàn bê tông. Công đoạn này được đánh giá như lớp sơn tạo màu cho bề mặt sàn.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ Epoxy thứ hai
Sau khi lớp sơn phủ sàn epoxy đầu tiên đã khô, thực hiện xả nhám sơ qua cùng với đó là đánh dấu, xác định những khu vực còn sót. Sau đó sơn lớp phủ hoàn thiện thứ hai.
Bước 5: Nghiệm thu công trình
Lưu ý: Các lớp sơn phủ cũng cần có thời gian chờ tối thiểu 4 giờ để lớp sơn trước thật khô mới nên thi công lớp sơn Epoxy tiếp theo. Nếu lớp sơn bên trong chưa khô mà sơn lớp kế tiếp sẽ xảy ra các hiện tượng như màng sơn bị nhăn, nứt, không đều màu.
Nếu bạn có nhu cầu thi công sơn nền Epoxy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0818.21.22.26
Đơn vị Thi Công Sơn Nền Epoxy của Sonsanepoxy tại:
Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình
Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long