Hiện nay sơn epoxy được chia làm ba loại: epoxy gốc dầu, epoxy gốc nước, epoxy hệ không dung môi nhằm đáp ứng được nhu cầu riêng lẻ của thị trường và có thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Để khách hàng có cái nhìn cụ thể hơn thì trong bài này sẽ đưa ra những so sánh giữa Sơn Epoxy gốc dầu và Sơn Epoxy gốc nước xem chúng có gì giống và khác nhau?
Sơn Epoxy Gốc Dầu là gì?
Sơn epoxy gốc dầu là hệ sơn 2 thành phần, được hình thành bởi hệ gốc dầu nên trong quá trình sử dụng phải sử dụng dung môi để pha sơn, tỷ lệ pha sơn epoxy từ 5% đến 10% tùy vào đặc điểm từng hệ sơn.
Ưu điểm của Sơn Epoxy Gốc Dầu
Độ bóng cao của sơn giúp bạn dễ dàng tạo nên sự hài hòa, thân thiên và chuyên nghiệp.
Khả năng chịu lực tốt.
Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch
Giá thành sơn epoxy gốc dầu khá rẻ hơn nhiều so với sơn epoxy gốc nước..
Sơn Epoxy Gốc Nước là gì?
Sơn epoxy gốc nước là sơn lót hai thành phần gốc epoxy phân tán trong nước. Nó có thể dùng làm lớp lót cho các loại sơn phủ gốc nước hoặc làm lớp chống bụi cho bê tông hay những bề mặt xốp.
Ưu điểm của Sơn Epoxy Gốc Nước
Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.
Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với môi trường có độ ẩm cao.
Sử dụng dung môi là nước, không độc hại, không gây mùi.
Khả năng chịu lực tốt.
Nên sử dụng Sơn Epoxy gốc nước hay Sơn Epoxy gốc dầu?
Sơn 2 thành phần bây giờ được phân thành 3 dòng khác nhau: Sơn Epoxy không dung môi, sơn epoxy gốc dầu và gốc nước, nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu riêng rẽ của khách hàng. Với những ưu điểm cao, sơn epoxy dung môi là nước dần dần trở thành sự lựa chọn tốt những công trình xây dựng nhưng với giá rất cao.
Các điểm bất lợi của sơn epoxy có dung môi dầu nêu rõ như: Địa hình thi công bị hạn chế, không sử dụng được trong môi trường có bề mặt ẩm; nhưng với môi trường sử dụng, khi thi công sẽ vô cùng ảnh hưởng tới sức khỏe do sự bay hơi của dung môi; Khi lớp sơn epoxy khô cứng thì sẽ không còn mùi khó chịu nữa.
Ngày nay, sơn Epoxy gốc nước có được sự vượt trội như xảy ra hoàn toàn hóa học trong quá trình trộn và bay hơi nên hiếm khi xảy ra sự cố sơn khi so sánh với sơn epoxy gốc dung môi và độ bảo vệ lâu dài hơn; có tính năng khô (đóng rắn) tốt trong môi trường ẩm. Do vậy, sơn epoxy gốc nước mở rộng các điều kiện, địa hình thi công hơn rất nhiều so với sơn epoxy gốc dung môi, như thành vách hầm đường bộ, các hạng mục kết cấu bê tông các công trình thủy điện…
Ngược lại với những công trình tự nhiên, sơn epoxy dung môi dầu vẫn phù hợp hơn. Không chỉ về giá cả mà còn lợi ích khi sử dụng. Trong đó, nguyên nhân dung môi dầu pha loãng nên lúc ban đầu có mùi dầu nhưng khi bay hết sẽ không ảnh hưởng tí nào đến không khí mà bạn sống.
Sơn Epoxy gốc dầu áp dụng rất lớn trong công nghiệp và môi trường sống. những sản phẩm được sơn phủ Epoxy có chịu ảnh hưởng của áp lực bền bỉ với tải trọng lên đến 10 tấn. Hơn nữa là chống thẩm thấu bởi nước, chịu được nhiệt độ, vi khuẩn, kháng ăn mòn cao,.. Sơn lót Epoxy tăng khả năng liên kết chặt chẽ giữa bề mặt thi công và lớp sơn màu, tạo độ thẩm mỹ đẹp bằng phẳng không bong tróc.
Sơn epoxy gốc nước và gốc dầu đều gồm chất tan và dung môi nhưng đối với sơn gốc gốc dầu thì có tính năng chịu được axit ăn mòn, có độ cứng cao nên chịu được áp lực trọng tải lớn, độ bám dính tốt, kháng nước, chống thấm và chống rêu mốc phù hợp sử dụng cho các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy may, sơn nền nhà…Ở sơn gốc nước thì thêm tính năng nữa là chống cháy và chống trơn trượt tốt thích hợp dùng cho các nhà máy chế biến thực phẩm, bệnh viện, bể bơi, khu vui chơi, sàn tầng hầm, gara ô tô…
Với ưu điểm tốt về sơn epoxy chịu được axit ăn mòn, thời tiết khắc nghiệt, độ cứng cao, chịu mài mòn va đập, bám dính tốt với các bề mặt bê tông, chống rêu mốc, mảng bám, kháng nước, chống thấm, chống trượt, chống cháy và đặc biệt là không độc hại, Sơn epoxy gốc dung môi hiện tại được mua đê bảo vệ các bề mặt sàn ở những nơi có yêu cầu về vệ sinh cao như trong nhà máy thực phẩm, nhà ăn, trạm y tế, bệnh viện, bể bơi chứ không chỉ dừng lại ở việc sơn sàn nhà, sơn nền nhà, sơn sàn xưởng, sàn gara ô tô, sàn tầng hầm để xe, dốc lên xuống siêu thị, sơn sàn sân thể thao trong nhà, sơn sàn sân tennis, sơn nền sân vận động ngoài trời, sơn sàn epoxy bề mặt các công trình thủy lợi,…