Ngày nay, việc dùng sơn epoxy cho nền bê tông được người tiêu dùng, chủ đầu tư hoặc các nhà thầu ưa chuộng.
Nhưng, quá trình thi công sơn cầu thang sắt, bê tông bằng sơn Epoxy có yêu cầu rất khắt khe về kỹ thuật. Vậy, cách sơn bậc cầu thang sắt thép, kết cấu thép và nền bê tông bằng sơn Epoxy như thế nào mới đạt chuẩn kỹ thuật, các bước tiến hành ra sao? Hôm nay cùng Sonsanepoxy.org tìm hiểu về sơn nền epoxy cho nền bê tông!
Chuẩn bị bề mặt thi công trước khi thi công sơn Epoxy
Để đạt được bề mặt có chất lượng tối đa của hệ thống sơn epxoy phụ thuộc vào bề mặt trước khi thi công do đó là việc chuẩn bị bề mặt hết sức quan trọng.
Rửa sạch các vết dầu mỡ trên bề mặt bằng chất tẩy rửa thích hợp. Nếu dầu mỡ đã ngấm vào bề mặt, nên dùng máy thổi khí nóng kết hợp với chất tẩy rửa. Trong trường hợp không có máy thổi khí nóng, có thể dùng phương pháp khò ga để làm nóng bề mặt cho dầu mỡ rút lên (luu ý không khò một chỗ quá lâu vì sẽ làm nổ bề mặt, rất nguy hiểm).
Đối với bề mặt cầu thang là nền bê tông: Bề mặt phải đặc và chắc, mọi khuyết tật trên bề mặt phải được sửa chữa để có được một bề mặt bằng phẳng.
Những vùng trũng, lỗ hư hỏng, lỗ tổ ong, vết nứt, phải được trám bằng các loại vữa sửa chữa Polymer hoặc epoxy. Nếu sử dụng vữa sửa chữa Polymer thì phải chờ cho bề mặt khô ráo hoàn toàn.
Đối với bề mặt sắt: nếu là bề mặt mới thì chỉ cần làm sạch thông thường, còn là bề mặt cũ, bị sỉ sét phải dùng các chất tẩy chuyên dụng để làm sạch.
Luôn phải làm công tác vệ sinh dầu mỡ trước tiên, rồi mới tiến hành các biện pháp chuẩn bị bề mặt khác.
Dán giấy hoặc băng keo để bảo vệ tường, cột, khung cửa,… không bị vật liệu dính vào trong qua trình thi công.
Các thiết bị vệ sinh bề mặt thích hợp bao gồm: máy đánh giấy ráp vải độ nhám 40. Sau đó nên dùng máy hút bụi để làm sạch bề mặt.
Cách pha trộn sơn nền epoxy
Sơn epoxy là sơn 2 thành gốc epoxy bao gồm Com A và Com B, khi sử dụng cần trộn 2 thành phần Com A và Com B vào nhau. Sơn epoxy có độ bền cao và chống ăn mòn trong các môi trường hoá chất. Sơn epoxy liên kết bằng phản ứng hoá học. Sơn epoxy là một trong những loại sơn được sử dụng phổ biến hiện nay trong các công trình công nghiệp, lọc hoá dầu, kết cấu thép, tầu biển và sơn sàn tại các nhà máy sản xuất, tầng hầm để xe…
Sử dụng máy khoan tốc độ chậm (300 vòng/ phút) gắn với lưỡi trộn sơn hoặc với lưỡi trộn hình các quạt.
Trước tiên dùng máy trộn, trộn đều từng thành phần A, B riêng biệt. Sau đó đổ từ từ thành phần B vào thành phần A sau đó tiếp tục trộn đều cho tới khi đạt được hỗn hợp đồng nhất
Tỷ lệ pha trộn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất sơn epoxy của từng hãng (thông thường tỷ lệ này được ghi trên vỏ thùng). Tùy từng loại sơn Epoxy mà sử dụng dung môi pha sơn phù hợp (có thể là dung môi chỉ định của hãng hoặc có thể dùng nước sạch để pha) với tỷ lệ pha không quá 10% thể tích sơn.
Để đảm bảo độ đồng nhất về bề mặt hoàn thiện và màu sắc thì tất cả các mẻ trộn nên có cùng thời gian trộn
Đồng thời nên trộn vừa đủ lượng sơn để thi công trong khoảng thời gian sống của sơn, vì nếu trộn quá nhiều khi qua thời gian sống của sơn mà vẫn chưa thi công hết sơn Epoxy sẽ bị đông cứng hay còn gọi là chết và sẽ không dùng được nữa.
Quy trình thi công sơn nền Epoxy cho nền bê tông
Số lớp sơn đề nghị thi công: 01 lớp sơn lót epxoy + 02 lớp sơn phủ Epoxy. Tuy nhiên tùy từng yêu cầu và mục đích sử dụng mà có thể sơn 02 lớp sơn lót Epoxy hoặc sơn 03 lớp sơn phủ Epoxy
Thi công lớp sơn lót epoxy
Sử dụng lớp sơn lót với mục đích đảm bảo độ bám dính với bề mặt đồng thời tăng độ phủ và độ bền màu cho lớp sơn phủ phía trên
Dùng máy phun, cọ hoặc ru lô để sơn trực tiếp sơn lót epoxy đã được trộn trước đó lên bề mặt cần sơn. Nếu trường hợp cần sơn 02 lớp sơn lót thì phải chờ bề mặt thì mới được thi công, thời gian tối thiếu để sơn lớp kế tiếp là 6h tối đa là 8h và lưu ý phải làm sạch bề mặt trước khi sơn
Thi công lớp sơn phủ epoxy
Sau khi bề mặt sơn lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, tiến hành sơn lớp sơn phủ epxoy thứ nhất, phương pháp sơn và dụng cụ tương tự như khi thi công sơn lót epoxy
Nếu là cầu thang nền bê tông khi vừa hoàn thành lớp sơn phủ thứ nhất, bề mặt sơn còn ướt tiến hành rắc cát thạch anh nhằm mục đích tạo độ nhám và chống trơn trượt cho bề mặt khi hoàn thiện.
Đợi bề mặt khô trong khoảng thời gian là 6 – 8h tiếp tục thi công lớp sơn phủ thứ 2. Cũng giống như ở lớp sơn lót epoxy trước khi sơn lớp thứ 2 cũng phải làm sạch bề mặt để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Nhà thầu thi công sơn nền Epoxy giá rẻ
Công ty TNHH TM DV Chí Hào chuyên cung cấp các loại sơn chịu nhiệt từ các thương hiệu Sản phẩm cao cấp từ những thương hiệu hàng đầu thế giới và nhận thi công các công trình với đội ngũ chuyên nghiệp cùng hệ thống máy móc hiện đại!
Đơn vị Thi Công Nền Bê Tông Bằng Sơn Epoxy của Sonsanepoxy tại:
Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình
Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long
- Công ty TNHH TM DV Chí Hào
- Địa chỉ: 606/76/4 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM
- Hotline: 0818.21.22.26
- Email: [email protected]